Dịch vụ cắt tỉa lông chó - Grooming thẩm mỹ thú cưng hàng đầu Nha Trang

7 dịch bệnh nguy hiểm cần phải tiêm phòng của cún

Chăm sóc thú cưng, bên cạnh các kiến thức về dinh dưỡng, huấn luyện thì bạn cũng nên trang bị cho mình về các bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé cưng. Sau đây là 7 bệnh nguy hiểm cần phải tiêm phòng ở cún.

Bệnh dại

Theo luật thú y Việt Nam, toàn bộ chó và mèo nuôi cần phải được tiêm phòng vacxin dại hằng năm.

Bênh dại là bệnh do virus gây ra, có mức độ gây tử vong 100% cho người và thú. Virus sẽ lây truyền qua nước bọt, thông qua vết cắn hoặc lúc vật nuôi tiếp xúc, liếm vào vết thương hở của các cá thể nhiễm bệnh.

Bệnh dại ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh của vật nuôi, từ đó gây ra hành vi bạo lực như điên cuồng, hung dữ tấn công hoặc sợ sệt bất thường, sợ nước, ánh sáng và xảy ra hiện tượng chảy nước bọt.

Bệnh Carré

Là một trong những bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng cún dười 12 tháng tuổi cao nhất hiện nay. Các phương pháp điều trị cá thể nhiễm bệnh thường có tỉ lệ thành công thấp hoặc để lại nhiều di chứng.

Virus bệnh lây nhiễm thong qua đường hô hấp, tiêu hóa và bề mặt da gây ra các triệu chứng như: sốt cao kéo dài, khó thở, nôn mửa, viêm dạ dày ruột cấp, tiêu chảy ra máu, nổi mụn mủ ở da, ho khạc kéo dài và động kinh.

Bệnh do Parvovirus

Chó con dưới 1 năm tuổi hoặc chó chưa được tiêm chủng vacxin ngừa bệnh là những cá thể dễ nhiễm phổi Parvovirus.

Chó mắc bệnh sẽ có những triệu chứng như: mất nước, mệt mỏi, tiêu chảy ra máu, nôn mửa, bỏ ăn dẫn đến kiệt sức và tử vong.

Bệnh viên gan truyền nhiễm

Các loài chó hoang, chó dưới 1 năm tuổi hoặc cho chưa được tiêm phòng là những cá thể dễ dàng nhiễm bệnh viêm gan truyền nhiễm cho Virus CAV-1 gây ra.

Virus CAV-1 lan truyền nhanh chóng thông qua đường miệng do tiếp xúc với phân, nước tiểu, nước bọt các các cá thể nhiễm bệnh.

Cho vị viêm gan truyền nhiễm sẽ có biểu hiện sốt, có dấu hiệu thần kinh, chảy nước mắt, nước mũi, nôn mửa, tiêu chảy, gan to, đau bụng, dịch ổ bụng, hạch rốn to, xuất hiện đốm trên da, tiểu nhiều. Trường hợp mãn tính dẫn đến viên gan mắt xanh.

Bệnh viêm khí quản – phế quản truyền nhiễm

Bệnh viêm khí quản – phế quản truyền nhiễm do Virus Canine Parainfluenza kết hợp với một số vi khuẩn khác kí sinh trong hệ hô hấp gây nên.

Xảy ra trên mọi lứa tuổi. Tỷ lệ tử vong khoảng 20%.

Biểu hiện nhiễm bệnh nặng bao gồm: viêm kết mạc, viêm phế quản, viêm phổi, ho khan kéo dài, suy kiệt cơ thể rồi kế phát các bệnh dịch khác dẫn đến tỉ lệ tử vong cao (đặc biệt với chó con dưới 6 tháng tuổi).

Bệnh do Leptospira

Khuẩn Leptospira lây nhiễm qua các cá thể chó mèo và cả người thông qua sự tiếp xúc với vết thương trên bề mặt da hoặc nước tiểu nhiễm bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh do Leptospira được chia làm 2 giai đoạn rõ rệt đi kèm với những triệu chứng đặc trưng:

Giai đoạn 1: Sốt, nôn mửa, suy nhược, chán ăn, đau nhức và viêm kết mạc.

Giai đoạn 2: Giảm thân nhiệt, khát nước, màu nước tiểu vàng đậm hoặc có máu, vàng da, khó thở, nôn mửa và phân có máu.

Bệnh do Coronavirus

Xảy ra mọi lứa tuổi.

Coronavirus được phát tán thông qua phân, nước bọt của cá thể nhiễm bệnh.

Bệnh dễ lây lan, khó kiểm soát và tạo điều kiện thuận lợi cho các Virus đường ruột nguy hiểm phát triển (Parvovirus, Virus CAV-1, Leptospira,…)

Sau 1-5 ngày nhiễm bệnh, cá thể nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, phân có chất nhầy hoặc máu, biếng ăn và hôn mê.

Thời gian nhiễm bệnh có khả năng kéo dài đến 1 năm, gây ra suy nhược, chán ăn, viêm ruột và dạ dày.

 

Hy vọng với những thông tin về 7 dịch bệnh nguy hiểm cần phải tiêm phòng của cún

trên đây, bạn có thể chủ động trong việc tiêm phòng, ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm đối với thú cưng.

Chia sẻ

Các tin liên quan