Bỏ ngay hành động túm gáy mèo

Bỏ ngay hành động túm gáy mèo

Không khó để bắt gặp cảnh tượng người nuôi mèo túm gáy chúng khi muốn di chuyển chúng ra khỏi một vị trí nào đó. Bởi vì khi bị túm gáy, mèo thường ngoan ngoãn không cử động nên ta cho rằng đó là hành động bình thường không nguy hại đến chúng. Tuy nhiên, Lona sẽ đưa bạn 5 lý do vì sao phải bỏ ngay hành động túm gáy mèo!

Lý do xuất hiện hành động túm gáy mèo?

Hành động này của con người xuất phát từ việc thất mèo mẹ ngoạm gáy mèo con và tha đi.. Nên nhớ rằng mèo mẹ chỉ ngoạm gáy con khi mèo con còn rất nhỏ, trọng lượng nhẹ. Và bằng những động tác nhẹ nhàng chỉ có mèo mẹ mới làm được. Còn con người chúng ta túm gáy mèo khi mèo đã lớn. Trọng lượng nặng hơn của mèo con sẽ khiến chúng bị đau khi treo tòng teng trong bàn tay của con người.

Có thể bạn chưa biết giữa mèo con và mèo mẹ có một mối liên quan đến nhau dựa trên giác quan thứ 6 khiến mèo mẹ có thể cảm nhận được trọng lượng cơ thể của chó con mới sinh ra. Nhờ vậy mà hành động mèo mẹ hay cắp cho con ở gáy để di chuyển chúng đến nơi mà cho chúng mong muốn nhưng lại không làm tổn thương đến bé con. Mèo mẹ cắp thường đặt mèo con vào vị trí thoải mái nên không khiến chúng khó chịu.

Răng mèo có một bộ cảm biến hiệu suất giúp chúng sử dụng răng để cắp con di chuyển 1 chẳng dài mà cũng không gây một vết xước nào trên da chúng.

Về tâm lý, mèo con khi mới sinh ra sẽ thường bị mẹ chúng cắp đi di chuyển nhiều lần nên chúng cũng có cảm giác quen thuộc và không gây ảnh hưởng đến tâm lý. 

Túm gáy mèo có tác hại gì?

Bởi vì đau đớn nên chúng có thể phản ứng ngược lại để tự vệ. Đồng thời việc túm gáy mèo sẽ khiến cho chúng tạo lập một hành vi tính cách hung hăng không mong muốn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, thì bạn hiểu vì sao mèo của bạn lại dữ dằn và hay cắn người như vậy.

Việc xách, túm gáy chó mèo lên cao và khiến chúng phải cân cả trọng lượng cơ thể của chúng là việc không cần thiết và gây đau đớn. Đây chắc chắn không phải là cách tôn trọng hay thích hợp để giải quyết vấn đề của bạn.

Hành động túm gáy mèo chỉ nên được sử dụng trong một số tình huống mà bạn cần phải kiềm chế vật nuôi nhanh chóng. Còn ngoài ra đừng bao giờ làm điều này với mục đích huấn luyện hoặc trừng phạt chúng. Nó sẽ chỉ khiến mối quan hệ của bạn với chúng bị xa cách.

Cách bế mèo đúng cách

Tiếp cận mèo

Nếu muốn bế mèo, đầu tiên bạn cần tiếp cận chúng sao cho chúng biết rằng bạn đang tiến tới. Bạn có thể nói chuyện nhẹ nhàng, cho mèo thấy bạn, hoặc cho thấy sự hiện diện theo cách khác.

  • Nếu bạn bế mèo từ phía sau mà không cho chúng biết bạn đang tiến đến, chúng sẽ cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn và bất an.
  • Một số chuyên gia cho rằng bạn nên tiếp cận mèo từ bên trái hoặc phải vì nếu tiếp cận từ phía sau có thể làm mèo hoảng sợ.
  • Không bế mèo xuất hiện ngoài đường trước khi xem xét chú mèo và hành vi của chúng thật cẩn thận. Đây có thể là mèo hoang và có khả năng gây nguy hiểm. Tốt nhất bạn chỉ nên bế mèo đã gặp từ trước.

Cho mèo làm quen với bạn

Mèo cần có thời gian để thích nghi với sự hiện diện của bạn, kể cả khi bạn là chủ nhân của chúng. Sau khi mèo nhận biết bạn đang tiếp cận, bạn nên tỏ ra thân thiện và thể hiện tình cảm với mèo để chúng sẵn sàng cho bạn bế lên. Hầu hết mèo làm quen với đồng loại bằng cách đánh hơi khuôn mặt, vì thế bạn cũng nên làm điều tương tự, tập trung nhẹ nhàng âu yếm gò má, trán, phía sau tai, hoặc thậm chí dưới cằm nếu chúng cảm thấy thoải mái với bạn.

  • Hành động âu yếm nhẹ nhàng có thể giúp thú cưng cảm thấy an toàn và được yêu thương, cũng như sẵn sàng cho bạn bế chúng.
  • Nếu mèo cảm thấy hơi căng thẳng, hành động này cũng có tác dụng xoa dịu tinh thần cho chúng. Mèo cần thời gian để trở nên dễ chịu

Cách bế mèo

Luồn một tay dưới cơ thể của mèo, sau hai chân trước trong trường hợp chắc chắn rằng mèo đồng ý cho bế. Sau đó, nhẹ nhàng đưa bàn tay chạm phần dưới cơ thể mèo, ngay dưới hai chân sau để hỗ trợ khi bắt đầu bế mèo. Ban đầu mèo sẽ kháng cự hoặc không thích điều này, vì thế bạn nên di chuyển dọc theo cơ thể và dùng tay kia ngay sau đó.

Đặt tay dưới phần cơ thể gần hai chân sau. Bây giờ bạn có thể luồn tay kia dưới hai chân sau của mèo, hỗ trợ phần chân và hông của chúng. Tư thế này giống như bế trẻ bằng một tay. Sau khi cố định hai tay, bạn có thể bế mèo lên.

Nhẹ nhàng nâng mèo lên. Sau khi giữ mèo bằng hai tay, bạn có thể nâng mèo lên gần ngực của mình. Bạn cần đưa mèo lại sát cơ thể khi nhấc lên. Điều này giúp mèo cảm thấy an toàn hơn trong lúc được bế. Nếu chú mèo quá nặng không thể nhấc lên được, bạn nên bế chúng từ mặt bàn hoặc bề mặt nâng cao.

Nhẹ nhàng đặt mèo xuống đất. Không nên ném chúng xuống ngay khi cảm thấy con vật trở nên khó chịu; điều này có thể khiến cho mèo mất cân bằng hoặc tiếp đất không đúng cách. Thay vào đó, bạn nên hạ thân mèo xuống cho đến khi bốn chân chạm đất rồi nhẹ nhàng thả chúng ra.

Một số lưu ý khi bế mèo

Một số chú mèo không thích bế. Vì thế bạn không nên ép buộc chúng. Chỉ nên bế mèo khi cần, chẳng hạn như khi đưa chúng đi khám, và có thể một lần một tuần để chúng khi liên tưởng việc bế với đi khám bác sĩ thú y.

Trừ khi trong một số trường hợp khẩn cấp để cứu mạng sống của chúng. Thì ngoài ra:

  • Không bao giờ được nhấc bổng mèo bằng 2 chân trước.
  • Không bao giờ được xách hoặc túm gáy mèo lên.
  • Không nên nhấc chúng lên bằng cách bóp vào bụng và ngực sẽ khiến chúng tức ngực khó thở.

 

Lona hy vọng, thông qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc mèo và cư xử với chúng một cách tốt nhất.

 

Chia sẻ

Các tin liên quan