Cách chăm sóc mèo con mới sinh

Cách chăm sóc mèo con mới sinh

Chăm sóc mèo con không phải là điều dễ dàng mà ai cũng làm được. Vậy nếu một ngày nào đó bạn phải chăm sóc chúng thì sao nhỉ? Hôm nay, Lona sẽ cùng bạn tìm hiểu về chủ đề này nhé, Lona tin chắc là nếu bạn không cần cho hiện tại thì sẽ cần cho tương lai đấy!  

 

 

Cách chăm sóc mèo con mới đẻ vẫn còn mẹ

Dinh dưỡng cho mèo con

Mèo con sau sinh vẫn bú mẹ hoàn toàn. Vì thế, trong thời gian này, bạn không nên chủ động can thiệp vào quá trình chăm sóc dinh dưỡng cho mèo con. Chỉ một số trường hợp đặc biệt, khi mèo mẹ không đủ sức nuôi con thì bạn hãy giúp đỡ cô ấy nhé.

Bạn nên thường xuyên chú ý quan sát nếu thấy mèo con kêu liên tục là mèo mẹ không đủ sữa cho con bú. Vì vậy cần bổ sung thêm sữa ngoài để bé no bụng và phát triển khỏe mạnh.

Tập cho mèo con đi vệ sinh

Thông thường, trong tự nhiên, mèo mẹ sẽ thực hiện thiên chức của mình là dạy cho mèo con đi vệ sinh trong cát và tự liếm láp làm sạch bản thân.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể hỗ trợ quá trình này bằng cách chủ động đặt bé mèo con vào khay cát chuyên dụng, để bé tập cào và lấp chất thải. Mèo con được 4 tuần tuổi nên dạy bé tự đi vệ sinh để ổ mèo sạch sẽ hơn và việc chăm sóc của bạn cũng nhàn hơn. Lâu dần, hành động này sẽ trở thành thói quen và giúp cho mèo có thể tự đi vệ sinh trong khay vệ sinh cho mèo dễ dàng.

Lưu ý khi chăm mèo con vẫn có mèo mẹ lúc mới sinh

-        Mèo con sẽ ở cùng ổ với mẹ trong khoản thời gian đầu, bạn đừng tách chúng nhé, chúng nên ở gần mẹ lúc nhỏ.

-        Tránh tiếp xúc với mèo con trong tuần tuổi đầu tiên nếu mèo mẹ vẫn ở bên cạnh. Mèo mẹ có thể bỏ con hoặc trở nên khó chịu khi mèo con bị bồng bế quá nhiều, vì vậy để tốt nhất cho mèo con, hãy để mặc chúng khi mèo mẹ vẫn còn. Tuy nhiên, bắt đầu từ tuần tuổi thứ 2-7, việc để cho mèo con quen dần với tay người bế là rất quan trọng

Cách chăm sóc mèo con mới đẻ mất mẹ

Với mèo con mới sinh không còn mẹ, vai trò của bạn trong việc chăm sóc mèo con mới đẻ lúc này vô cùng quan trọng. Chúng cần sự quan tâm chăm sóc từ bạn để luôn cảm thấy yên tâm.

Làm ổ cho mèo

Làm ổ cho mèo con mất mẹ không đơn giản như làm ổ cho mèo con có mẹ. hãy chắc chắn rằng bạn sắp xếp cho mèo con một nơi ấm áp, khô ráo, và tránh xa thú dữ. Đảm bảo rằng nơi bạn chọn không ở gần lửa, nước và không có gió lùa. Bạn có thể dùng hộp giấy hoặc cũi cho mèo có lót khăn hoặc chăn sạch. Bạn có thể dùng hộp giấy kích thước vừa phải, có thành cao làm ổ cho mèo.

Nếu mèo mẹ không còn ở bên cạnh, bạn cần dùng túi sưởi hoặc chai nước nóng bọc trong khăn để giữ ấm cho mèo con. Kiểm tra thường xuyên xem mèo con có thoải mái không.

Cho mèo con uống sữa

Khi mèo con bị tách đàn quá sớm, bạn phải là người chủ động quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng của bé. Loại thức ăn mà bạn chuẩn bị sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của mèo con. Hãy chắc chắn rằng bạn đã tham khảo với bác sĩ thú y về mọi nhu cầu ăn đặc biệt của mèo con.  Trong thời gian 4 đến 8 tuần tuổi đầu, sữa là nguồn dinh dưỡng cực kì quan trọng đối với mèo con.

- Khi mèo con được 1-2 tuần tuổi, bón dung dịch thay thế sữa qua bình cho mèo con sau mỗi 1-2 tiếng. Đừng cho mèo con uống sữa bò vì cơ thể chúng khó tiêu hóa sữa bò.

- Khi mèo con được 3-4 tuần tuổi, đổ dung dịch thay thế sữa vào đĩa nông lòng cũng như một ít thức ăn cho mèo đã được ngâm nước để làm mềm. Cho mèo ăn từ 4-6 lần mỗi ngày.

- Khi mèo con được 6-12 tuần tuổi, giảm lượng dung dịch thay thế sữa và bắt đầu cung cấp thức ăn khô dành cho mèo. Cho mèo ăn 4 lần mỗi ngày.

Hỗ trợ mèo con đi vệ sinh

Nếu mèo mẹ không còn bên cạnh, bạn cần giúp mèo con tiểu tiện và đại tiện trong vài tuần tuổi đầu tiên. Dùng một miếng khăn ướt hoặc một miếng gạc ẩm để vuốt nhẹ vùng sinh dục của mèo con cho đến khi mèo tiểu tiện và/hoặc đại tiện. Giặt hoặc vứt khăn ngay lập tức và lau khô mèo con trước khi đưa trở lại cùng lứa.

Sau đó, khi mèo lớn hơn, cách đơn giản nhất để bạn tập cho mèo con đi vệ sinh trong khay cát đó là thường xuyên bỏ chúng vào trong khay khi chúng bắt đầu muốn đi vệ sinh. Hành động này có 2 cái lợi. Lợi ích đầu tiên là bạn tạo thói quen cho mèo con đi vệ sinh trong khay cát, khi quen rồi, bé sẽ tự tới khay cát để đi vệ sinh. Lợi ích thứ hai là sẽ giúp mèo con định vị được khay cát ở đâu để từ đó giúp cho bé có thói quen đi vệ sinh ở một chỗ duy nhất.

Nếu thấy bất kỳ bé mèo nào không tiểu tiện hoặc đại tiện được sau khi đã kích thích hoặc sau khi được đặt vào trong hộp vệ sinh, bạn nên liên lạc với bác sĩ thú y ngay lập tức để tìm hiểu nguyên do. Mèo con có thể đang bị táo bón hoặc có vật cản cần được lấy ra.

Lưu ý khi chăm mèo con mất mẹ

Lúc cho mèo ăn nên để mèo đứng trên sàn hoặc trong lòng bàn tay. Tránh để mèo nằm ăn vì như vậy dễ gây sặc và tràn vào phổi.

Thời gian đầu, bạn không nên tắm cho mèo vì nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Từ 3 tháng tuổi trở đi, bạn có thể bắt đầu tắm cho bé. Lưu ý khi tắm, bạn nên dùng nước ấm để cho bé không bị giật mình. Ngoài ra, bạn lưu ý không để nước vào trong 2 tai của mèo thì như thế thì rất nguy hiểm.

Tuy rằng thiếu hơi ấm từ mẹ, nhưng bạn không nên vì thế mà bồng bế mèo con cả ngày để an ủi bé. Việc này không tốt cho chúng.

Mèo con dưới 2 tháng tuổi nên hạn chế bế trên tay hay vuốt ve trừ lúc ăn xong. Vì cơ thể mèo còn nhỏ, sức đề kháng yếu, bồng bế quá nhiều sẽ chỉ làm mèo chậm lớn mà thôi nên hãy để bé mèo nằm trong ổ của mình nhé!

Lời khuyên cho bạn khi chăm mèo con mới sinh mất mẹ

  • Đừng ngần ngại tìm đến sự giúp đỡ từ bác sĩ thú y hoặc trạm cứu hộ động vật địa phương. Họ có thể có tình nguyện viên sẵn sàng giúp bạn chăm sóc các bé mèo con và nâng cao khả năng sống sót của chúng. Họ thậm chí có thể cung cấp mèo mẹ thay thế để mèo con hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, hoặc họ có thể giúp bạn cho mèo ăn bằng bình.
  • Đừng để trẻ nhỏ dưới 8 tuổi bế mèo mà không có sự giám sát cho đến khi mèo được 5-6 tuần tuổi.

 

Những điều không nên làm khi chăm mèo mới sinh

- Đừng bế mèo con như bế trẻ sơ sinh khi bón ăn bằng bình. Nếu bạn làm vậy, sữa sẽ tràn vào phổi mèo con. Luôn luôn để mèo con đứng bốn chân trên sàn hoặc trong lòng bạn khi ăn.

- Nhớ đừng cho mèo con uống sữa bò! Sữa bò rất khó tiêu và dễ làm mèo con bị ốm.

- Đừng tắm cho mèo con đến khi chúng lớn hơn 9 tuần tuổi, nếu không mèo mẹ sẽ bỏ rơi con vì chúng không còn mùi của mèo mẹ.

- Liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức nếu mèo con có triệu chứng bệnh (lờ đờ, hắt hơi, bỏ ăn, v.v.). Mèo con có thể chết nếu chúng mắc bệnh hoặc suy dinh dưỡng.

- Nếu định đem mèo con mới sinh đi cho, đảm bảo rằng bạn đã để chúng nằm trong hộp giấy có đục lỗ thở, nhiều chăn lót ổ cũng như thức ăn để mèo con sống được. Mèo con cần được giữ ấm, đặc biệt khi phải tiếp xúc với thời tiết lạnh.

 

Với 2 cách chăm sóc mèo con mới đẻ còn mẹ và mất mẹ, hy vọng các bạn sẽ áp dụng thành công để có những em mèo khỏe mạnh. Lona chúc bạn và chú mèo nhà mình luôn mạnh khỏe nhé!

 

 

 

Chia sẻ

Các tin liên quan