Chăm sóc chó bầu vào mùa COVID-19

Chăm sóc chó bầu vào mùa COVID-19

Mùa dịch này, việc di chuyển đến các phòng khám khá khó khăn. Vì vậy Lona nghĩ tip chăm sóc chó bầu tại nhà sẽ hữu ích cho các bạn đang có Boss bầu nha!!

  1. Thời gian mang thai: 

Các cụ chúng ta có câu: “Người mang thai 9 tháng 10 ngày, còn chó mèo thì 2 tháng 10 ngày”. Các cụ đúng đó các bạn nha ☺️. Chó có thời gian mang thai trung bình từ 58 đến 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài hơn (khoảng 65 ngày). Có mẹ sau khi sinh tính cách sẽ trở nên hung dữ hơn bình thường vì tâm lý bảo vệ con, chó con sinh ra được nhận sự chăm sóc của anh chị em và bố mẹ chúng. Thường thì thời gian sinh nở của chó sẽ tính từ ngày phối giống +1days

  1. Dấu hiệu cún mang thai: 

-  Các bé “ti’ của chú cún nhà bạn sẽ thể hiện dấu hiệu mang thai: các đầu ti sẽ trở nên hồng hào hơn, căng phồng và càng ngày càng rõ rệt theo sự phát triển của thai kỳ nè.

-  Bắt đầu từ tuần thứ 4-5 thì bụng của các chú chó cưng sẽ trở nên tròn trịa, đầy đặn hơn nhiều, và dễ nhận thấy hơn nha mọi người, bụng bầu sẽ căng tròn và cứng chứ không mềm nhão như bụng mỡ đâu nha. vậy nên các em chó không phải mập lên đâu nha các Sen đừng hiểu lầm nè. Sang tuần 6-9, lúc này bụng đã rõ ràng, tuyến vú đã phát triển to lên, lúc này chú cún nhà mình đã sẵn sàng trở thành mẹ rồi nè.

- Sau khi thụ tinh thành công, thường thì các “gái em” sẽ “ hiền thục, đoan trang” hơn bình thường nha các Sen, chúng cũng ốm nghén, mệt mỏi như các mẹ bỉm sữa vậy. Nên chúng ta có thể để ý và đoán ra phần nào nè, nếu muốn xác định thì mang các Boss đến bác sĩ chứ hong có dùng que thử thai được các bạn nha 

- Thay đổi khẩu vị: khi mang thai các mẹ bỉm sẽ thèm chua, thèm ngọt, thèm mọi thứ trên quả đất hoặc có thể chán không ăn gì cả. Các chú chó cũng vậy nhé mọi người, chúng sẽ trở nên chán ăn hơn và thời gian ăn cũng lâu hơn hẳn nè.

- Tìm ổ đẻ: Đây là một tập tính giống loài, thường vào các tuần cuối thai kỳ thì các chú chó sẽ tìm ổ. Vì vậy các bạn nên chuẩn bị trước một nơi yên tĩnh thoáng mát cho chó mẹ trước

- Biện pháp chẩn đoán chó có thai: Thông thường cũng phải sớm nhất từ 26-35 ngày sau phối giống. Tất cả đều dựa vào thăm khám lâm sàng của các bác sĩ thú y nè. Lưu ý không  được chụp x-quang khi chó mới mang thai

  1. Lưu ý dấu hiệu chó mang thai giả và cách khắc phục mang thai giả ở chó.

Theo Lona biết, thì các chú chó cũng có thể có hiện tượng mang thai giả. Các trường hợp có thể xảy ra hiện tượng này là:

  • Trước đó chó nhà bạn từng bị hư thai: lý do là do tâm lý của chú chó, cũng như hư thai đã làm cơ thể chúng mất cân bằng 
  • Chó nhà bạn đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh: chúng sẽ có các hiện tượng y như mang thai nhưng tới ngày sẽ ko đẻ và từ từ trở lại bình thường.

Bạn hãy chú ý vệ sinh cho chú cún nhà bạn, giữ tâm lý thư giãn cho chúng để tâm lý chúng thoải mái hơn nhé .

  1. Các giai đoạn trong một thai kì của các “Sen”

Giai đoạn đầu thai kỳ từ 1 – 30 ngày đầu: Thời gian này các Boss sẽ chưa có dấu hiệu mang thai rõ ràng, nên các hạn hãy có một chế độ ăn healthy thêm canxi cho các chú cún nhé. Giúp chúng tránh vận động mạnh và tiếp xúc gần với các chó khác, đặc biệt là chó lạ. Các “tiểu thư” nhà mình sẽ khó chịu và biến ăn nên các bạn hãy theo dõi nếu triệu chứng kéo dài thì hãy gọi điện hỏi thăm hoặc đưa các em ấy đến bác sĩ nhé.

Giai đoạn giữa thai kỳ từ 31 – 45 ngày: trong giai đoạn này cơ thể các nhà mình đã có biểu hiện phát triển rõ ràng của một “mẹ bỉm sữa”, nên sẽ ăn nhiều, ngủ nhiều và lười vận động. Lúc này các Sen hãy chú ý bổ sung đạm, sắc, chất xơ và nước cho em ý nhé. Chia nhiều bữa nhỏ sẽ tốt hơn cho “Mẹ” các cún nè. Đây là thời kỳ cực kỳ dễ sảy thai, nên các Sen đừng nô đùa quá mức với Boss nhé, chú ý vệ sinh nơi ở nữa nè.

Giai đoạn cuối thai kỳ 46 ngày đến khi đẻ: Giai đoạn này các chú chó mẹ sẽ cần thêm nhiều canxi bụng phát triển lớn sẽ làm khung xương chịu nhiều áp lực. Các thực phẩm giàu Mega-cal được khuyên dùng theo bác sĩ. Nhà Lona có đủ các loại thực phẩm bổ sung này các Sen nè, các bạn có thể inbox Lona để nhận tư vấn rõ ràng hơn nhé . Để sinh an toàn, đẻ dễ dàng, các Sen hãy để mẹ các cún riêng với các chú chó trong nhà nhé. Vì cuối thai kỳ nên chú chó nhà bạn nằm ì mãi, vậy nên các Sen hãy giúp chú vận động nhẹ nhàng, đi bộ khoang thai để có sức đẻ nguyên bầy cún đáng yêu nha.

Để có thời gian dự sinh của “mẹ bỉm”, các Sen nên đi kiểm tra sức khỏe của thai nhi và mẹ thường xuyên để chuẩn bị cho cuộc lâm bồn nha. Các Sen chú ý theo dõi kỹ thời gian phối giống sẽ tính ngày sinh nở chính xác hơn, theo công thức Lona có nói đầu bài nè.

  1. Cùng Lona “tắm” các mẹ bỉm sữa nha

Các Boss của mình tắm xong sẽ thường cử động mạnh nên sẽ dễ ảnh hưởng đến các bé cún. Vì vậy các bạn nên hạn chế nhất việc tắm cho các mẹ nhé.

Còn nến các Boss đã quá bẩn thì các bạn nên cân nhắc phương pháp tắm khô. Các bạn có thể đến Lona để tắm, massage và grooming cho Boss để an toàn hơn.

Và có một lưu ý đặc biệt các Sen phải NHỚ không được tắm Boss trước ngày sinh nha Sẽ có nguy cơ sinh các cún trong lúc tắm đó. 

Trong mùa nếu không thể đến Lona được các bạn có thể gọi hoặc inbox để Lona hướng dẫn bạn nhé. Còn sau đây là một số lưu ý nhỏ khi tự tắm cho Boss nè:

  • Phải chuẩn bị đầy đủ đồ đạc: khăn tắm, dầu tắm, tấm chống trượt… thêm bánh để dụ dỗ con người ta
  • Phải thật nhẹ nhàng, âu yếm để chúng không có hành động vẫy đạp mạnh, chấn an tâm lý Boss nhé Sen
  • Tránh tiếp xúc vào vùng bụng của các “tiểu thư” nè
  • Lau khô, lập tức sấy khô tránh để của bạn lắc mình khi ướt.
  1. Đỡ đẻ và chăm sóc “Mẹ Bỉm” sau sinh:

Hãy chú ý các cơn đau gò của chó mẹ, chúng sẽ đau mà thở gấp, thè dài dưới, bụng dưới nhô lên cao. Lúc này chó mẹ sẽ rặn ra một bọc bao thai, bạn giúp chó mẹ nha sinh nở vốn cực khổ lắm rồi nè. Cơn rặn tiếp theo các chú cún nhỏ sẽ ra đời, bạn xé ngay bọc bao xung quanh rồi lau mình cho chúng để tránh bị ngộp thở nha, sau đó thì đưa con tới cho mẹ bỉm liếm láp thôi nè. Trong lúc đó tay bạn massage nhẹ cho vùng bụng theo chiều đi xuống để phụ chó mẹ đẻ các cún tiếp theo nhẹ nhàng hơn.

Nếu cún con bị ngạt, xoay đầu chúng ra trước, vỗ nhẹ như mấy cô ý tá vỗ mông em bé cho khóc ý, xoa nhẹ 2 bên ngực để cún tự thở là được bạn nha.

Cuối cùng, sau khi vượt cạn các Sen hãy cho Boss uống nước đường pha muối để lấy lại sức nè. Tránh gió, tránh cho lạ, ăn đồ ấm, chia ra ăn nhiều bữa dặn thêm các bữa sữa .

Hãy định định kỳ thăm khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cả chó mẹ và cún con nè. Nếu nhận thấy các dấu hiệu lạ từ chó mẹ thì hãy liên lạc nhà Lona ngay lập tức để kịp thời cứu chữa cho chú chó cưng nhà bạn!

Lona chúc các chú chó cưng nhà mình mẹ tròn con vuông nhé!

 

 

 

 

Chia sẻ

Các tin liên quan