Chỉ bạn cách xử lý khi chó bị tiêu chảy

Chỉ bạn cách xử lý khi chó bị tiêu chảy

Tiêu chảy là 1 bệnh khá phổ biến ở chó. Vậy nếu gặp các trường hợp này chúng ta phải xử lý thế nào? Hôm nay Lona sẽ cùng mọi người tìm hiểu vấn đề này nhé!

 

Nguyên nhân khiến chó bị tiêu chảy

Tiêu chảy ở các chú ta có thể chia làm 2 dạng:

Tiêu chảy nhẹ

Trong quá trình chăm sóc chó con, các bạn có những hành động tưởng như rất bình thường nhưng lại vô tình khiến các bé bị tiêu chảy như: việc thay đổi thức ăn đột ngột, một số bé khá nhạy cảm, không thích nghi được. Hoặc một số bé không quen đi xe, bị nhốt trong lồng hay mang tới những chỗ lạ có thể bị stress và tiêu chảy. Bên cạnh đó các loại thức ăn thừa, bị hỏng hay quá nhiều mỡ, hoặc có khi là cho ăn quá nhiều cũng là một nguyên nhân.

Tiêu chảy nặng

Tiêu chảy có thể là một biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng như:

  • Bệnh Care, Parvovirus, Viêm gan (Hepatitis)
  • Các bệnh do ký sinh trùng: sán, giun (giun đũa, giun tóc, giun móc), Giardia,…
  • Các bệnh do vi khuẩn: E.coli, Leptospira, Salmonella,…

Do các bé cún con dưới 8 tháng tuổi dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn hẳn nên khi thấy các biểu hiện như: sốt xuất huyết, tiêu chảy kết hợp ói, bỏ ăn, hôn mê, phờ phạc, đi ngoài ra máu, phân đen,… thì bé đang bị tiêu chảy nặng và có khả năng cao mắc các bệnh nghiêm trọng kể trên.

Cách chữa và điều trị khi chó bị tiêu chảy

Khi các bé cún của bạn bị đi ngoài tốt nhất là không nên vội vàng cho uống thuốc. Cần xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh đi ngoài ở chúng là gì để giải quyết.

+ Nếu chó bị đi ngoài do ăn phải thức ăn khó tiêu hoá hoặc thức ăn có tính kích thích dạ dày, thì các bạn có thể cho chúng uống một chút men vi sinh. Ngoài ra, bạn có thể điều tiết lại hoạt động dạ dày cho chó bằng cách cho chúng nhịn ăn một ngày.

+Nếu chú chó nhà bạn bị đi ngoài do ăn phải thứ gì đó, thì Lona khuyên bạn hãy trực tiếp nên đưa chúng đến bệnh viện thú cưng để kiểm tra và xác định nguyên nhân thực sự của bệnh đi ngoài. Không cho chúng uống thuốc không có chỉ định của bác sĩ. Bởi làm vậy không những không thể giải quyết vấn đề, mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề mới cho chú cún

 +Nếu bạn thấy phát hiện thú cưng bị đi ngoài kèm theo các triệu chứng như có máu ở chất bài tiết, sốt và suy nhược tinh thần, hãy đưa chúng đến bệnh viện thú cưng ngay. Bởi vì đây có thể là một biểu hiện nhỏ của căn bệnh nào đó mà chúng cần phải được điều trị kịp thời.

 

Chăm sóc sức khỏe sau khi chó bị tiêu chảy

Khi phát hiện chú chó bị tiêu chảy phân bất thường, tốt nhất nên cho chó nhịn ăn từ 12 – 24 tiếng để theo dõi. Thường xuyên cung cấp nước sạch và mát cho chó. Nên theo dõi xem cún có uống không. Nếu cún không uống có thể bơm hoặc đút cho cún để bù vào lượng nước đã mất. Tùy tình trạng của chú để bù chất điện giải.

Nên cho thú cưng nhà bạn ăn thức ăn dễ tiêu hóa trước. Sau đó từ từ mới đưa về chế độ ăn ban đầu. Cho chú ăn nhạt hoặc các món như: cơm trắng, nước gạo, khoai tây luộc, sữa chua… Giúp bổ sung vi khuẩn có lợi và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Thịt gà luộc (bỏ phần da), pho mát, trứng, các loại thảo mộc như thì là…giúp làm săn se niêm mạc ruột. Tránh bệnh tiêu chảy ở chú cún nhà bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Ban đầu nên cho chó ăn thành các bữa nhỏ: 3 – 4 bữa/ngày trong 2 ngày đầu tiên. Sau đó mới dần quay lại khẩu phần ăn cũ. Bạn nên nên tìm hiểu kỹ lý do dẫn tới bệnh tiêu chảy ở chúng để quản lí chế độ ăn hợp lý. Nếu chú cún nhà bạn quá nhỏ, không ăn được có thể truyền dịch cho chó con. Trường hợp chó đi phân lỏng 1 – 2 ngày, phân nhầy kèm theo sốt, đừ người, biếng ăn cần đưa chú đi chữa trị ngay.

Cần có 3 – 5 ngày để chó trở lại bữa ăn bình thường sau khi kiêng ăn bằng những bữa ăn nhỏ. Nhưng thường xuyên (3 – 5 lần/ngày) với những thức ăn dễ tiêu hoá. Nếu hết tiêu chảy, tăng lượng thức ăn/bữa, giảm số bữa xuống 1 – 2 bữa/ngày. Sau đó dần dần cho thêm các thức ăn cho chó khác vào để phục hồi bữa ăn như trước khi bệnh.

Phương pháp phòng bệnh tiêu chảy ở các chú chó

 

-        Chế độ ăn uống hợp lý

Khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn của chó con không tốt như ở chó trưởng thành, vì vậy chế độ ăn uống của các bé cần có sự tính toán kĩ lưỡng. Nên hình thành thói quen ăn uống hợp lý, tránh tình trạng có hôm ăn quá no có hôm bỏ đói hay đột ngột thay đổi khẩu phần ăn, hạn chế cho các loại thức ăn khó hấp thụ như xương, chất béo. Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh trong chế độ ăn uống. Đối với các chú chó trưởng thành, một chế độ ăn uống hợp lý cũng sẽ tốt cho sự phát triển hơn, trăng sức đề kháng, bạn cũng không nên quá khắt khe với các chú chó trưởng thành vì chúng có thể ăn được nhiều món hơn bạn nghĩ. Nhưng hãy chú ý xem nên cho chúng ăn gì bạn nhé.

-        Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát

Môi trường sống cũng là nơi tiềm nhiều mầm bệnh nếu không được đảm bảo vệ sinh, vào mùa hè chỗ ở phải luôn rộng rãi, thoáng mát và ấm áp vào mùa đông. Để chắc chắn bạn nên thường xuyên dọn dẹp và khử trùng nơi của các chú cún ở, chơi, trường xuyên đến.

-        Thường xuyên đưa cún ra ngoài vận động

Để tăng cường khả năng đề kháng ở chó nên thường xuyên dắt chó ra ngoài đi dạo, tăng cơ, thoải mái tinh thần. Trên thực tế, những bé được bảo bọc quá kỹ thì lại càng yếu đuối và dễ nhiễm bệnh, cho nên việc cho cún tiếp xúc với môi trường bên ngoài từ sớm vừa giúp các bé dạn người hơn vừa tăng khả năng phòng bệnh. Tuy nhiên trong lúc ra ngoài không để các bé chơi đùa hay ăn vật lạ.

-        Tiêm phòng và tẩy giun định kỳ

Tiêm phòng vacxin ở chó con là việc làm cần thiết để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Care, Parvo, viêm dạ dày,…. Điều này cũng giúp an toàn cho bạn và những người xung quanh khi nuôi thú cưng. Cho nên bạn cần đưa bé tới các phòng khám thú y để được tư vấn và tiêm các mũi cần thiết. Bên cạnh đó, chó con dưới 1 tuổi cần được tẩy giun từ 2 – 3 tháng 1 lần, khi được hơn 1 tuổi cần duy trì nửa năm một lần. Bạn chú rằng rằng các liều vacxin có thời hạn khác nhau, có những mũi sẽ có thời hạn trọn đời nên bạn hãy hỏi kỹ bác sĩ nhé.

 

Vừa rồi Lona đã chia sẻ các nguyên nhân cũng như chăm sóc các chú cún nhà mình khi bị tiêu chảy. Hy vọng các bạn sẽ có những thông tin hữu ích, xử lý kịp thời khi nuôi các Pet nhà mình nhé!

Chia sẻ

Các tin liên quan