Dấu hiệu nhận biết mèo bị dại

Dấu hiệu nhận biết mèo bị dại

Đối với các bạn nuôi chó hay mèo thì bệnh dại sẽ là mối lo sợ lớn nhất. Bởi đây là một loại bệnh nguy hiểm cho cả vật nuôi và chính bản thân bạn. Hôm nay, Lona sẽ cùng mọi người tìm hiểu thêm về bệnh này để có cách phòng tránh và bảo vệ thú cưng nhà mình tốt nhất nhé!

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là một bệnh do virus ảnh hưởng đến não và tủy sống của tất cả các động vật có vú, bao gồm cả mèo, chó và người. Virus dại sẽ tác động vào hệ thần kinh, gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não khiến cho con vật trở nên hoảng loạn (điên dại) và chết. Đây là căn bệnh cực kì nguy hiểm và khiến tất cả mọi người hoang mang mà lo sợ. Vì tỷ lệ tử vong của chó, mèo bị dại là gần như 100%.

Triệu chứng của bệnh dại

1. Quan sát các triệu chứng ban đầu của bệnh dại.

Bệnh dại có giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài từ hai đến mười ngày. Trong khoảng thời gian này, chú mèo nhà bạn sẽ có chút thay đổi về thể trạng với những biểu hiện không rõ ràng. Các triệu chứng bệnh không rõ ràng của giai đọan đầu bao gồm:

       - đau cơ

       - bồn chồn

       - dễ cáu gắt

       - hay rùng mình

       - sốt

       - chứng bất ổn, đây là trạng thái chung xuất hiện khi mèo bị ốm và bực dọc

       - sợ ánh sáng, chứng sợ hãi tột độ với ánh đèn sáng

       - chán ăn,hoặc không thiết tha với thức ăn

       - nôn mửa

       - tiêu chảy

       - ho hen

       - không thể hoặc không muốn nhai nuốt

2. Kiểm tra các vết cắn hoặc dấu hiệu ẩu đả trên cơ thể mèo.

 Nếu bạn cho rằng mèo cưng nhà bạn có thể đã tiếp xúc với loài vật nhiễm bệnh dại, hãy kiểm tra xem liệu trên người chúng có vết cắn hay dấu hiệu của cuộc ẩu đả hay không. Virus bệnh dại có thể ký sinh trên da hoặc lông mèo đến hai giờ đồng hồ, vì vậy bạn nên mang găng tay và mặc áo dài tay và quần dài trước khi bế mèo. Nước bọt của động vật nhiễm bệnh có thể truyền sang cho động vật khỏe mạnh thông qua vết cắn. Đưa mèo đến gặp bác sỹ thú y ngay lập tức nếu bạn nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào như:

       - các vết cắn

       - vảy

       - vết trầy xước

       - lông xù lên với vùng nước bọt đã khô

       - nhiều bọc mủ

Mèo bị dại có chữa được không?

Không có cách điều trị cho một chú mèo bị dại. Nếu nghi ngờ mèo nhà bạn bị bệnh dại, chúng phải được cách ly và ngăn không làm bị thương ai đó. Có thể nhốt chúng vào chuồng cho mèo . Sau đó nhờ sự trợ giúp của bác sĩ thú y hoặc các tổ chức cứu trợ động vật.

Virus dại ủ bệnh lâu, khó phát hiện, lây lang nhanh và môt khi đã phát bệnh thì sẽ làm cho hệ thần kinh bị hủy hoại nhanh chóng. Vì thế, tính tới thời điểm này, chó mèo bị dại vẫn chưa có phương pháp và thuốc điều trị. Cách tốt nhất là tiêm vacxin phòng dại cho chúng định kỳ hàng năm. Khi bạn mua, hay xin một chú mèo về nhà nuôi, hãy chắc chắn rằng chú đã được tiêm phòng, hoặc mang chú đi tiêm phòng rồi mới đưa về nhà bạn nhé.

Mèo cào, cắn có bị dại không?

 

Mèo là loài vật tinh nghịch, đôi khi rất hung hãn. Nếu thường xuyên tiếp xúc với mèo, đôi khi bạn có thể bị mèo cào hoặc cắn dù chúng không có ý làm bạn đau, nhưng vì bản tính nên chúng đôi lúc bị mất kiểm soát. Vậy mèo cào có bị dại không?

Để biết bị mèo cào có sao không thì bạn cần biết thông tin về chú mèo đã tấn công bạn. Nếu là mèo nhà nuôi, được tiêm phòng đầy đủ thì bạn có thể yên tâm. Bạn có thể tự xử lý vết xước nếu không quá nặng. Phần lớn trường hợp, nếu được sát trùng đúng phương pháp và vết thương không quá sâu hoặc nằm ở những vị trí nguy hiểm thì sẽ mau lành.

Nếu bạn bị các chú mèo lạ, mèo hoang cào, cắn mà bạn không chắc chúng được tiêm phòng hoặc  chưa được tiêm phòng dại thì bạn cần bệnh viện thú y kiểm tra ngay. Vì khả năng mèo bị dại rất cao. Nếu không kịp thời xử lý, bạn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, uốn ván hoặc mắc bệnh dại. Đặc biệt, khi bị mèo cào kèm theo cắn thì có đến 80% nguy cơ nhiễm trùng vì nước bọt của chúng có lượng vi khuẩn khá cao, gây hại lớn đến người.

Do đó bạn cần đến gặp bác sĩ để được chăm sóc y tế. Việc bị mèo cào có cần tiêm ngừa dại, uốn ván hay không cần được bác sĩ quyết định. Điều quan trọng là bạn cần biết cách xử lý nhanh chóng ngay khi bị mèo cào hoặc cắn.

Phải làm sao khi bị mèo dại cắn

Khi bị mèo cào, đặc biệt là tại vết cào có chảy máu thì bạn cần sơ cứu vết thương trước vì nó quyết định rất nhiều đến nguy cơ lây nhiễm bệnh dại.

  • Rửa vết thương bằng xà phòng. Nếu không có xà phòng thì vẫn rửa dưới vòi nước đang chảy từ 10 – 15 phút.
  • Vệ sinh kỹ với cồn sát khuẩn càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không bịt kín vết thương, không nên cố gắng chích hoặc nặn máu vì làm vậy không tốt cho da còn kích thích virus chạy nhanh hơn vào máu.
  • Bảo vệ vết thương với băng cá nhân. Việc này sẽ ngăn bụi bẩn và vi khuẩn, giúp cho vết thương mau lành.
  • Tiêm phòng dại trong trường hợp mèo bị dại, bạn bị cào hoặc cắn từ phần ngực trở lên. Các trường hợp còn lại, nếu mèo đã được chích ngừa hoặc chưa thấy dấu hiệu bệnh dại thì bạn có thể theo dõi thêm, chưa cần phải chích ngừa ngay.

Những trường hợp nghi ngờ mèo bị dại qua các biểu hiện như cào, cắn khi không bị trêu chọc, tiết nhiều nước bọt, ăn những thứ khác thường, sợ ánh sáng và âm thanh, hoặc là chết sau một khoản thời gian cắn bạn thì bạn nên đi chích ngừa ngay vì đó là dấu hiệu cho thấy con vật đang mắc bệnh dại.

Bảo vệ mèo tránh khỏi bệnh dại

1 Đảm bảo mèo nhà bạn được tiêm vắc xin ngừa dại mới nhất.

-        Tiêm vắc xin ngừa bệnh dại cho mèo là phương pháp tốt nhất và gần như là duy nhất để giữ chúng mèo không bị mắc bệnh dại trong trường hợp nếu virus tiếp xúc với chúng. Ở nhiều quốc gia, việc chủng ngừa bệnh dại được quy định theo luật pháp.

-        Lên lịch tiêm chủng đều đặn với bác sỹ thú y để duy trì hiệu lực của vắc xin ngừa bệnh dại cho mèo. Một số loại vắc xin cần được tiêm hàng năm, hai năm một lần, hay ba năm một lần.

2 Giữ mèo trong nhà.

-        Một cách khác để bảo vệ mèo cưng nhà bạn tránh khỏi bệnh dại là cách ly chúng với động vật hoang dã. Giữ mèo trong nhà là cách hay bởi mèo sẽ không phải tiếp xúc với những con vật gần đó có thể đang mang bệnh dại như mèo, chó hoặc những con vật khác.

-        Nếu mèo nhà bạn có thói quen ra ngoài, bạn chỉ nên cho phép chúng ra ngoài dưới sự giám sát trong cự ly gần của bạn. Đừng để mèo đến gần bất kỳ loài vật lạ nào mà bạn không chắc chúng có bị dại hay không.

3 Không cho động vật hoang dã tiến vào sân nhà bạn.

Những loài động vật hoang dã thường mang mầm mống bệnh dại. Nếu sân nhà bạn không thu hút động vật hoang dã, mèo nhà bạn sẽ ít có cơ hội tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Bạn có thể thực hiện một vài cách để ngăn chặn động vật hoang dã vào sân nhà như:

-        Đậy chặt nắp tất cả các thùng rác.

-        Chắc chắn rằng không có chỗ ẩn nấp nào cho những chú mèo, chó, chồn,…. lạ, hoang dã

-        Dựng một hàng rào để ngăn những loài vật hay đi lang thang không lẻn vào sân nhà bạn. Trồng cây và tỉa bớt cây bụi

 

Lona chúc bạn và chú mèo nhà mình luôn an toàn và khỏe mạnh nhé!

 

Chia sẻ

Các tin liên quan