Quy trình tiêu hóa ở chó
Tiêu hoá ở miệng
Các chú chó dùng miệng và lưỡi lấy thức ăn, nếu là thức ăn thịt khối dùng răng nanh để xé. Các loại thức ăn vào khoang miệng được nhai sơ bộ, có nước bọt làm ướt chuyển xuống dạ dày theo thực quản. Nước bọt các chú chó có chứa có các muối vô cơ, các chất hữu cơ, các men tiêu hoá (Enzyme) như amylaza giúp thủy phân tinh bột.
Tiêu hoá ở dạ dày
Sau khi thấm đẫm enzim thức ăn được đưa xuống thực quản và tiếp đến là dạ dày. Ớ dạ dày thức ăn được tiêu hoá bằng hai quá trình cơ học và hoá học.
Tiêu hoá bằng hoá học chủ yếu là tác động của dịch vị. Dịch vị có các chất vô cơ HCi (axit chlohydric), các chất hữu cơ, chất nhầy muxin, nguyên men Pepsinogen, men Prezura, men Lipaza.
Kết quả thức ăn vào dạ dày của chó, biến thành chất nhuyễn gọi là dưỡng chất. Dưỡng chất gồm có những chất bột đã chín tiêu hoá dở tiếp tục tiêu hoá ở dạ dày thành đường Maltose cung cấp năng lượng hoạt động cho các chú chó.
Chất Protit vào dạ dày được thủy phân thành Polypeptid và một số axit amin. Cũng ở dạ dày một số rất ít Lipit được tiêu hoá cung cấp chất béo cần thiết
Tiêu hoá ở ruột non
Niêm mạc ruột non của các chú có có 2 loại tuyến có nhiệm vụ tiết dịch ruột: Tuyến Brune (Brunner), Libeckun (Liberkiihe).
Dịch ruột mang tính kiềm gồm có các chất vô cơ và các chất hữu cơ (chất nhầy, men maltaza lactaza, saccharaza amylaza,...). Tham gia tiêu hoá ở ruột non có gan và tuỵ tạng, tuỵ tạng tiết dịch tuỵ gồm các chất vô cơ và hữu cơ
Gan chó tiết mật tiêu hoá mỡ, mật trung hoà dưỡng chất đế men trypsin hoạt động, mật sát trùng chống lên men thối, làm tăng nhu động ruột, gan còn có nhiệm vụ phân hủy và tổng hợp chất đường, tổng hợp urê, giải độc, tiêu hủy hay sản xuất fibrinogen làm đông máu và heparin chống đông máu trong quá trình tuần hoàn, sản xuất và tiêu hủy hồng cầu, dự trữ sắt, biến caroten thành vitamin A.
Ở ruột:
Protit được tiêu hoá theo quá trình phân giải của men trypsin. Nhờ có men enterokinaza do ruột tiết ra tác động mới biến thành trypsin hoạt động phân giải pro- tit thành giypeptit và tiếp tục biến polypeptit thành các axit amin. Ngoài ra Erepsin cũng biến Polypeptit thành các axit amin.
+ Tiêu hoá gluxit: men amylopsin biến tinh bột sống và chín thành maltose, biến maltose thành glucose; lactase biến lactose thành glulose và galactose; saccharara biến saccharose thành glucoes và levulose.
+ Tiêu hoá lipit: men lipaza hoạt động rất mạnh nhờ tác dụng của muối mật, nhũ tương hoá chất mỡ rồi biến thành glycerol và axit béo.
Tiêu hoá ở ruột già
Những chất còn lại chó chưa tiêu hoá hết ở ruột non bị tống xuống ruột già, tiếp tục tiêu hoá nhờ các men từ ruột non cùng chuyển xuống. Ớ ruột già còn có sự lên men và sinh ra chất độc ở đây còn có quá trình tái hấp thụ nước và muối khoáng, nên phân thường rắn và tạo khuôn thải ra ngoài.
Phân gồm những chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn, các biểu mô của niêm mạc bong ra, các muối và vi sinh vật.
Hệ tiêu hóa ở chó khác với con người như thế nào?
Đường tiêu hóa của các chú chó có nhiều điểm khác biệt với chúng ta.
Ở chó, thời gian thức ăn được tiêu trong dạ dày kéo dài lâu hơn. Cụ thể, các chú chó mất khoảng khoảng từ bốn đến tám giờ để tiêu hóa thức ăn, trong khi con người chỉ cần nửa tiếng. Tuy nhiên, hệ đường ruột tương đối ngắn của chó thường cho phép thức ăn đi qua trong thời gian ngắn hơn. Mặc dù, thời gian vận chuyển thức ăn giữa người và chó khác nhau và tùy thuộc vào thành phần có trong thức ăn.
Đối với con người, việc kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu là việc rất quan trọng. Bởi dư thừa cholesterol trong có thể có thể dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn mạch máu dẫn đến các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, đối với những người bạn bốn chân, chúng ta không cần lo lắng về vấn đề này.
Cholesterol không có tác động tương tự với tim của chó và hệ thống tiêu hóa của chúng có cơ chế để thích nghi với mỡ động vật. Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol trong răng nanh quá cao cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, viêm tụy, suy giáp và tăng lipid máu. Vậy nên, chủ nuôi nên chú ý cho các bé cún tập thể dục thường xuyên thì chúng vẫn sẽ khỏe mạnh dù chế độ ăn của chúng chủ yếu là protein và chất béo.
Một số lưu ý với tiêu hóa của chó
Một điểm khác biệt nữa mà người nuôi cần lưu ý, chó là động vật ăn tạp. Hệ tiêu hóa của chúng được cấu tạo để phù hợp với việc tiêu hóa thịt và các chất dinh dưỡng có trong thịt. Chó có khả năng oxy hóa chất béo động vật cao hơn, làm cho chế độ ăn giàu chất béo và protein cao sẽ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh hơn. Vì vậy, dù bạn là người ăn chay hay đang giảm cân, bạn không thể cho chó ăn một chế độ dinh dưỡng không có thịt. Việc loại bỏ protein động vật khỏi chế độ ăn uống của chó sẽ không chỉ làm giảm sức chịu đựng của chúng mà còn làm giảm đáng kể việc sản xuất năng lượng và cảm xúc của chó.
Rõ ràng, tiêu hóa của chó khá tương đồng nhưng cũng khác biệt so với con người. Nếu hàng ngày bạn chuẩn bị đồ ăn cho chú cún cưng nhà mình, hãy lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp và đảm bảo dinh dưỡng cho chúng. Ngoài ra, nên lựa chọn những thực phẩm giúp tăng hoạt động nhai của chúng như xương gặm dinh dưỡng. Nhai lâu hơn giúp chó tiết ra nhiều enzyme, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm. Nhờ vậy mà hệ tiêu hóa của chó khỏe mạnh và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Lona mong qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các chú cún nhà mình, giúp cân bằng dinh dưỡng và giữ cho cơ thể chúng khỏe mạnh!