Phương pháp tẩy giun cho chó hiệu quả

Phương pháp tẩy giun cho chó hiệu quả

Tẩy giun cho chó là một việc làm hết sức cần thiết trong suốt quá trình chăm sóc cún cưng mà đôi khi các Sen lại quên mất. Trong bài viết này, Lona sẽ giúp bạn những lưu ý để tẩy giun cho chúng hiệu quả và an toàn nhất.

Tại sao bạn nên tẩy giun cho các chú cún?

Nếu chó bị nhiễm giun không được tẩy định kỳ và để kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng:

- Khiến các chú cún biếng ăn

- Cơ thể suy nhược vì thiếu vitamin và dưỡng chất cho cơ thể

- Nguy hiểm hơn hết có thể gây tổn thương ở mô, mất máu, ruột và ống mật bị tắc nghẽn

- Lây nhiễm bệnh cho chủ nhân nếu tiếp xúc với cún cưng khi bạn ôm ấp và chơi đùa với chúng thường xuyên

Chính vì thế, việc tẩy giun cho chó con ngay từ khi còn nhỏ và định kỳ là việc làm cần thiết để chúng và chủ nhân luôn được khỏe mạnh. Nên tẩy giun cho chó theo định kỳ để chúng luôn khỏe mạnh

Cách tẩy giun cho chó đúng cách và hiệu quả

Việc tẩy giun là việc làm cần thiết, thế nhưng không phải ai cũng nắm chắc được tẩy như thế nào là đúng? Bao nhiêu lâu tẩy giun cho cún cưng là hợp lý?

- Trước tiên, nếu như bạn muốn tẩy giun cho cả một đàn cùng lứa, hãy tẩy giun cho một con trước để quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra hay không. Nếu cún cưng không có dấu hiệu bất thường mà vẫn phát triển khỏe mạnh, bạn nên tiếp tục cho những con khác trong đàn.

- Việc tẩy giun lần đầu chỉ có thể giết được giun sán mà thôi chứ không tẩy triệt để được trứng giun sán. Do vậy, để xử lý vấn đề này, sau 10 ngày bạn tiếp tục cho chó uống thuốc tẩy giun để giun không sinh sản được nữa.

- Bạn nên lưu ý, không nên tẩy giun khi chó mẹ gần sinh nở vì lúc này sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ, thậm chí bị đẻ non. Cũng không nên tẩy khi chó đang mắc bệnh hoặc thời tiết quá nóng.

- Đối với những chú chó con có đường ruột kém, việc tẩy giun sản ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa. Vì thế, sau khi tẩy giun, bạn nên trộn một gói men tiêu hóa vào thức ăn để có thể giúp chó cân bằng được hệ vi sinh tiêu hóa hơn.

Có những thuốc tẩy giun cho chó con nào hiệu quả hay dùng?

Có rất nhiều các loại thuốc giúp tẩy giun cho cún cưng được bán rộng rãi trên thị trường khiến chủ nhân khá bối rối để chọn lựa. Sau đây là danh sách các loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay:

- Mebendazole

Đây được coi là một trong những loại thuốc tẩy giun cho chó con khá an toàn. Loại thuốc này không hấp thu qua đường ruột mà chỉ đơn giản làm rối loạn tiêu hóa, khiến giun sán bị tê liệt. Điểm đặc biệt là loại thuốc này có thể dùng cho các chú chó ở mọi độ tuổi mà không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe, nếu như chó bị nhiễm giun sán nặng có thể dùng được trong ba ngày liên tiếp.

- Espisprantel

Đây là loại thuốc dùng được cho chó con hơn 7 tuần tuổi.

- Praziquantel

Chúng có 2 dạng thuốc để lựa chọn tẩy giun cho cún cưng là thuốc uống và tiêm.

- Pyrantel Pamoate

Gồm 2 loại thuốc dạng viên và dạng nước, khá an toàn và hiệu quả, dùng được cho cún con đang bú mẹ.

- Thenium Closylate

Riêng loại này cần hết sức lưu ý vì không được dùng cho chó con đang bú mẹ và cả chó mẹ đang cho con bú. Dựa vào cân nặng và sức khỏe của cún mà bổ sung liều lượng của thuốc, gây nên tình trạng chó bị nôn nhẹ.

- Dichlorvos

Thuốc tẩy giun cho chó này chống chỉ định với những chú cún có bệnh về gan, thận. Ngoài ra thuốc Dichlorvos còn có thể tăng tác dụng của vòng đeo, được sử dụng làm thuốc trị ve, rận ở chó.

Lona Pets Dreamland có các loại thuốc tẩy giun cho từng giai đoạn của các bé cún. Lona để link cho mọi người tham khảo nhé: http://lonapetsdreamland.vn/san-pham-cho-cho/san-pham-thuoc-cho-cho.htm

Chó không chịu uống thuốc tẩy giun?

Bạn nên tẩy giun cho các bé nhà mình sau bữa ăn khoảng 2 tiếng, thời gian này trong dạ dày cún cưng không còn quá nhiều thức ăn cũng không quá “trống rỗng”, uống thuốc giun lúc mày sẽ là giảm kích thích của thuốc tới dạ dày, giảm các phản ứng không tốt.

Lúc này bạn hãy mở miệng chúng ra, đặt thuốc vào, cho chúng uống chút nước và giữ miệng cún ngậm trong vòng 10 giây, lúc đó mới bảo đảm chắc chắn chúng nuốt thuốc và không nhổ thuốc ra ngoài. Nếu như cún cưng nhà bạn vẫn không chịu uống thuốc, có thể đặt thuốc cùng với đồ ăn mà cún cưng thích ăn, hoặc nghiền thuốc thành bột, hòa với chút nước cho chúng uống. Hoặc làm biện pháp cứng rắn hơn:

  1. Mở miệng bằng cách ghì mõm mở 2 hàm của chó ra. Kéo môi trên xuống trên răng nó và giữ nó trên tay bạn.
  2. Nghiêng đầu chó hướng lên trên. Cách này sẽ làm cho chó mở hàm dưới.
  3. Đặt thuốc vào trong miệng chó vào lưỡi. Giữ hàm dưới của chó lâu đến mức bạn có thể .
  4. Khi đã đặt viên thuốc vào rồi thì đóng mõm chó lại và giữ chặt.
  5. Vuốt nhẹ cổ chó cho đến khi nó nuốt viên thuốc xong. Quan sát chúng sau đó, tránh trường hợp chúng sẽ khạc thuốc ra khi bạn bỏ tay .

Tùy vào giống chó sẽ có liều lượng khác nhau. Bạn nên hết sức lưu ý vấn đề này. Tránh tình trạng quá nhiều gây sốc thuốc. Một viên thuốc tẩy giun cho chó không cao quá và tốn kém bao nhiêu cả. Bạn nên nhớ lịch định kỳ để tẩy giun cho chó con.

Nếu không chó sẽ khạc thuốc ra khi bạn bỏ tay. Trong trường hợp xấu nhất, nếu chú chó nhất định không chịu uống thuốc có thể nhờ sự trợ giúp của bác sĩ thú y.

Trước khi tiến hành tẩy giun cho chó cần lưu ý gì?

- Buổi tối hôm trước khi tẩy giun, bạn nên cho chúng ăn ít hơn mọi ngày thường, khoảng bằng một nửa như mọi khi.

- Tuyệt đối không nên tẩy giun sán cho chúng khi bản thân đang bị mắc bệnh hoặc là thời tiết quá nóng. Cần chăm sóc chó để chúng có sức khỏe tốt, ổn định mới tiến hành tẩy giun.

- Nên vệ sinh chỗ ở, chuồng trại của chó thường xuyên để phòng ngừa chó bị tái nhiễm.

Phải làm gì sau khi tẩy giun cho chó?

Sau khi tẩy giun cho chó, bạn hãy an ủi chúng để chúng cảm nhận được sự quan tâm từ bạn. Chờ cho đến khi thuốc tan đi, chúng mới có thể có chuyển biến tốt hơn được. Nhưng nếu sau 24 giờ tình trạng cún cưng vẫn không khá lên được, ví dụ như chúng không muốn ăn thậm chí đến nước cũng không muốn uống, bạn hãy lập tức đưa cún đến bác sĩ thú y để khám và chữa trị kịp thời.

 Dù thế nào đi chăng nữa, việc tẩy giun cho chó là việc làm thiết yếu. Vì nếu chó bị mắc giun sán sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa, ăn ít hoặc bỏ ăn…làm cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ. Đôi khi giun sán còn chui vào cả phế quản và phổi gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

Sau khi tẩy giun cho chó thường có những phản ứng phụ nào?

- Cơ thể chó mệt mỏi

Sau khi tiến hành tẩy giun, chó thường hay cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ, khá lười di chuyển mà chỉ nằm im một chỗ. Vì đây là hiện tượng bình thường và không kéo dài quá lâu, vì thế bạn không nên làm phiền chúng mà cần để chúng nghỉ ngơi.

- Chó bị nôn trớ rất nhiều

Khi uống thuốc tẩy giun, nhiều chú chó già khó thích ứng khi nạp vào cơ thể nên dẫn đến hiện tượng nôn mửa nhiều. Lúc này, bạn cần bổ sung nhiều nước để không để cún cưng bị mất nước quá nhiều. Nếu như tình trạng này không giảm đi, cần dẫn cún cưng đến gặp bác sĩ thú y ngay để chữa trị kịp thời.

Việc tẩy giun, sán cho các chú cún cưng là vô cùng cần thiết. Vì vậy, các Sen nhà mình hãy quan tâm về vấn đề này nhiều hơn nhé. Lona mong qua bài viết này mọi người đã có thể nhặt thêm nhiều kiến thức về việc tẩy giun, sán cho các bé nhà mình nè. Các bạn đừng quên theo dõi nhã Lona Pets Dreamland để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Chia sẻ

Các tin liên quan